Đặc khu kinh tế Kinh_tế_Cộng_hòa_Dân_chủ_Nhân_dân_Triều_Tiên

CHDCND Triều Tiên có 4 đặc khu kinh tế gồm các đảo Hwanggumpyong và Wihwa, khu công nghiệp Kaesong, vùng núi Kumgang và Rason. Tháng 10 năm 2013, CHDCND Triều Tiên vừa lên kế hoạch lập thêm 14 đặc khu kinh tế, tăng hơn 3 lần số vùng kinh tế tương tự hiện nay ở nước này, việc xúc tiến việc thành lập khu phát triển kinh tế kể từ khi Kim Jong-un ra lệnh chính quyền địa phương phát triển đặc khu kinh tế ở mỗi tỉnh, thành phố, ngoài ra, CHDCND Triều Tiên còn được cho là đã thành lập khu phát triển công nghệ kỹ thuật cao ở thành phố biên giới Kaesong, tách biệt với khu công nghiệp chung liên Triều Kaesong.[265]

Rason

Tập tin:Rajin port pier ba construction site.jpgCảng Rason là cảng duy nhất trong khu vực Đông Bắc Á không bị đóng băng vào mùa đông

Năm 1991, Khu kinh tế đặc biệt Rajin-Sonbong được thành lập để thu hút đầu tư nước ngoài từ NgaTrung Quốc.[266] Từ tháng 12 năm 1991, Bình Nhưỡng đã chỉ định Rason là đặc khu kinh tế tự do[218] và kỳ vọng sẽ là một cú hích mới trong chiến lược phát triển kinh tế nơi đây[189] và trong tương lai khu vực này được quy hoạch sẽ trở thành trung tâm du lịch, thương mại và vận tải quốc tế tiềm năng của Triều Tiên, xa hơn nữa Bình Nhưỡng mong muốn đặc khu kinh tế Nason trở thành trung tâm vận chuyển hàng hóa, cơ sở xuất khẩu, chế biến, du lịch, tài chính của Đông Bắc Á, nhằm thu hút ngoại tệ. CHDCND Triều Tiên hy vọng có các nhà máy do nước ngoài đầu tư và vận hành trong lĩnh vực lắp ráp và công nghệ cao và đang cho xây dựng Rason thành một khu thử nghiệm tương tự như cách mà Trung Quốc đã từng tiến hành ở Thâm Quyến là biến một làng chài thành một đặc khu kinh tế vào năm 1980 để giúp Trung Quốc đi lên.[8]

Rason là một cái tên bắt nguồn từ sự kết hợp tên của hai thị trấn RajinSonbong nằm ở biên giới cách Trung Quốc khoảng 50 km, ở đây có cảng Rason là cảng nước sâu duy nhất trong khu vực không bị đóng băng trong mùa đông và đó là điều hiếm có ở khu vực Đông Bắc Á. Theo một ghi nhận, dân số ở Rason vào khoảng 200.000 người, Rason vẫn chưa có điện ở trung tâm thị trấn, phương tiện đi lại chủ yếu là xe đạp trên những con đường bụi bẩn, rất ít thấy ô tô ở thị trấn này. Cửa hàngnhà hàng cũng khá thưa thớt, chợ chỉ mở cửa vài tiếng mỗi ngày nhưng khá nhộn nhịp. Các mặt hàng được bán chủ yếu như thỏ đã xén lông, ghế sô fa, tai nghe Sony hay chuột máy tính Dell. Các phóng viên nước ngoài được phép thăm chợ Rason nhưng với điều kiện họ không được chụp ảnh hay ghi chép.[189]

CHDCND Triều Tiên đã đưa ra hàng loạt các biện pháp kinh tế mới gồm nâng cao cơ sở hạ tầngkiến trúc thượng tầng thông qua một vài doanh nghiệp đầu tư và thiết lập đặc khu kinh tế trên toàn quốc,[218] giới chức CHDCND Triều Tiên cũng nỗ lực thu hút đầu tư vào vùng này, CHDCND Triều Tiên hoan nghênh sự đầu tư từ tất cả các nước, trong đó có cả Mỹ, tuy nhiên nhấn mạnh đặc biệt coi trọng sự có mặt của các doanh nghiệp Trung Quốc[189] CHDCND Triều Tiên sẵn sàng sửa đổi cả các quy định liên quan đến khu công nghiệp Rajin Sonbong, gần biên giới. Bình Nhưỡng đã cho sửa đổi luật về đặc khu kinh tế Nason nhằm hỗ trợ về mặt pháp lý cho việc thu hút nguồn vốn từ bên ngoài. Chính quyền đã thực hiện việc giảm thuế, các nhà đầu tư nước ngoài được toàn quyền quản lý doanh nghiệp mà không lo về sự can thiệp của chính quyền, mức lương tối thiểu chỉ 80 USD một tháng, thấp hơn so với mức lương ở Trung Quốc[189] Nhưng kết quả thu về chưa được như ý. Các nhà phân tích và thương nhân nước ngoài vẫn còn hoài nghi về CHDCND Triều Tiên. Họ cho rằng môi trường đầu tư ở quốc gia này không ổn định.

Hầu hết các dự án đầu tư của Trung Quốc vào CHDCND Triều Tiên trong các lĩnh vực giao thông, phát điện và cơ sở hạ tầng đều tập trung ở đặc khu kinh tế Rason nằm ở phía Đông Bắc. Khu Rason có quy mô lớn hơn nhiều so với Kaesong và được xem là nền móng cho các hoạt động đầu tư của Trung Quốc ở Triều Tiên.[49] Trung Quốc đã quyết định đầu tư 3 tỷ USD để phát triển khu kinh tế thương mại ở Đông Bắc CHDCND Triều Tiên Họ sẽ xây dựng một sân bay, một nhà máy điện và một tuyến đường sắt xuyên biên giới và các cầu cảng ở khu công nghiệp Rason. Đổi lại, Trung Quốc được phép sử dụng cảng Rason trong 50 năm[167] Các nhà đầu tư Trung Quốc đã xây dựng con một con đường từ Rason đến Trung Quốc[188]Nga đã xây dựng các tuyến đường sắt nối vào tuyến đường sắt xuyên Siberi. Yanbian là một công ty Trung Quốc có đóng góp lớn đối với sự phát triển ở Rason, công ty này đã có mặt ở đây từ cách đây 13 năm, bắt đầu từ việc xây chợ, xây sòng bạc, một bệnh viện, một nhà máy sản xuất bánh mỳ và tòa nhà viễn thông. Hiện tại công ty đang xây một nhà máy xi măng và khai thác hai mỏ sắt[189]

Keasong

Khu công nghiệp chung Kaesong, được xem là biểu tượng duy nhất của hợp tác giữa hai miền Triều Tiên

Khu công nghiệp chung Kaesong được xem là biểu tượng duy nhất của sự hợp tác giữa hai miền Triều Tiên.[267] Khu kinh tế thương mại này giáp với Hàn Quốc và nằm sâu 10 km bên trong biên giới CHDCND Triều Tiên về phía bắc tại thành phố Kaesong, nó được canh gác cẩn mật giữa 2 quốc gia. Thành lập và mở cửa từ năm 2004 nhưng Khu công nghiệp lại hoạt động vào năm 2002. Đây là kết quả của hội nghị thượng đỉnh năm 2000 giữa Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung và cố lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-il nhằm góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế liên Triều. Kaesong là khu thương mại hợp tác kinh tế giữa 2 miền mang lại lợi ích kinh tế cho cả hai. Phía Hàn Quốc có thể thuê lao động rẻ từ phía CHDCND Triều Tiên, còn CHDCND Triều Tiên có thể giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, là một nguồn tiền mặt cấp thiết cho quốc gia nghèo khó và cô lập như Triều Tiên.

Tại Kaesong, hiện có 123 công ty Hàn Quốc đang hoạt động và sử dụng hơn 53.000 lao động CHDCND Triều Tiên, chủ yếu các doanh nghiệp đầu tư chủ yếu đến từ Hàn Quốc và chủ yếu là các nhà sản xuất cỡ nhỏ và cỡ trung bình. Các công ty hoạt động ở khu công nghiệp này đã đầu tư khoảng 500 triệu USD kể từ khi nó khánh thành vào năm 2000, sau này có cả những tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc như Samsung, Huyndai Motor và một loạt công ty khác. Ban đầu họ đã thuê 44.000 công nhân CHDCND Triều Tiên làm việc cộng với vài trăm chuyên viên, quản lý của Hàn Quốc. Các công nhân này làm việc tại hơn 100 nhà máy thuộc quyền sở hữu của Hàn Quốc, kỹ năng làm việc của công nhân ở khu này tốt hơn nhiều so với công nhân ở Trung Quốc và nhiều nước khác. Sau này quy mô tăng lên là lượng công nhân tăng lên 50.000 rồi đến 53.000 công nhân (tính tới thời điểm đóng cửa vào tháng 4 năm 2013).[243]

Các công ty tại đây sản xuất nhiều mặt hàng từ may mặc đến đồ dùng nhà bếp, các sản phẩm sản xuất tại đây chủ yếu là các mặt hàng may mặc, quần áo, đồ gia dụng, đồng hồ linh kiện xe hơi, chất bán dẫn, các thiết bị khác và một số vật dụng khác cho các công ty đến từ Hàn Quốc. Nguồn nguyên liệu, điện, thức ăn đều mang từ phía Hàn Quốc sang. Sản phẩm sẽ chuyển về Hàn Quốc và xuất khẩu đi các nước khác như Australia, Trung Quốc và nhiều nước khác. Trung bình mỗi năm, tiền lương mà công nhân CHDCND Triều Tiên nhận được khi làm việc tại Kaesong là 92 triệu USD[268] tức mức lương trung bình của công nhân ở đây khoảng 130 USD mỗi tháng[269] và tiền lương của họ được trả bằng đồng USD thông qua một ủy ban quản lý CHDCND Triều Tiên, chứ không phải bằng đồng tiền của Hàn Quốc. Khu công nghiệp Kaesong làm ra sản phẩm giá trị 2 tỷ USD và tạo ra 2 tỷ USD trong giao dịch mua bán mỗi năm đồng thời mang về cho chính phủ CHDCND Triều Tiên lượng ngoại tệ 80 triệu USD tiền mặt và tạo khoảng hơn 53.000 việc làm cho nước này[269][270][271] Riêng năm 2012, CHDCND Triều Tiên đã thu được khoản lợi nhuận 80 triệu USD trong khoản doanh thu trị giá 470 triệu USD từ những hàng hóa sản xuất tại khu công nghiệp này[272]

Vào tháng 4 năm 2013, do căng thẳng quân sự leo thang sau khi Hàn Quốc tập trận chung với Mỹ, CHDCND Triều Tiên tuyên bố rút toàn bộ công nhân nước này về nước và đóng cửa khu công nghiệp Keasong, Bình Nhưỡng vô cùng giận dữ trước cuộc tập trận chung của Hàn Quốc và Mỹ, trước đó, năm 2009, CHDCND Triều Tiên từng cho đóng cửa khu công nghiệp vì Mỹ - Hàn tập trận chung, khiến hàng trăm người Hàn Quốc bị mắc kẹt trong Kaesong trong vài ngày.[273] Ngay tại lúc đó, báo chí Hàn Quốc cho rằng CHDCND Triều Tiên không dám đóng cửa khu Kaesong vì nguồn thu chính và quan trọng đối với nước này cùng 53.000 công nhân CHDCND Triều Tiên nguy cơ thất nghiệp[274][275] như thường lệ, CHDCND Triều Tiên thường đưa ra tất cả các kiểu đe dọa quyết liệt để làm gia tăng căng thẳng nhưng cuối cùng cũng dịu giọng sau khi đạt được những thỏa thuận về kinh tế, ngoại giao với Hàn Quốc cũng như các bên liên quan, mục đích là gây sức ép để dễ dàng đạt được một thỏa thuận nào đó. Tuy nhiên, lãnh đạo CHDCND Triều Tiên quyết tâm và đóng cửa khu công nghiệp khiến nhiều nhà quan sát phải bất ngờ.[276]

Khu công nghiệp Keasong

Việc đóng cửa khu công nghiệp Kaesong được cho là một cái giá đắt đối với CHDCND Triều Tiên trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo. Việc CHDCND Triều Tiên rút toàn bộ 53.000 lao động ở khu công nghiệp Kaesong từ tháng 4 năm 2013 còn khiến các công ty Hàn Quốc làm ăn ở đây thiệt hại tới 935 triệu USD, về lâu dài, thiệt hại sẽ lớn hơn, có thể lên đến 5,5 tỷ USD vì các công ty Hàn Quốc đầu tư vào khu công nghiệp này có thể bị phá sản.[243]

Việc CHDCND Triều Tiên đóng cửa khu công nghiệp Kaesong chung với Hàn Quốc cho thấy Bình Nhưỡng sẵn sàng đặt các vấn đề chính trị lên trên những cải cách kinh tế cần thiết đồng thời là sự lệ thuộc vào Trung Quốc[277] mà Bình Nhưỡng không cần tiền lương từ khu công nghiệp vẫn có thể tồn tại được do đó CHDCND Triều Tiên vẫn tỏ ra không khoan nhượng khi đánh mất con bò sữa Kaesong. Từng không ít lần CHDCND Triều Tiên đem Kaesong ra làm lá bài mặc cả với Hàn Quốc, nhưng việc đóng cửa kéo dài từ đầu tháng 4 năm 2013 là lần Bình Nhưỡng có hành động mạnh tay nhất.

Việc đóng cửa các nhà máy trong khu công nghiệp cũng là một thông điệp mạnh mẽ mà CHDCND Triều Tiên muốn gửi tới Hàn Quốc, ngụ ý tiền chẳng có nghĩa lý gì đối với thể chế của họ và chương trình tên lửa hạt nhân cũng không phải dùng để mua bán và cũng không thể đánh đổi bằng tiền. Ngoài ra, Bình Nhưỡng dám đóng cửa Kaesong là do quan hệ thương mại với Trung Quốc ngày càng lớn, thương mại Trung - Triều đã tăng lên mức 5,9 tỷ USD vào năm 2012, từ mức 3,4 tỷ USD vào năm 2010, khoảng 2/3 trong số 351 liên doanh của CHDCND Triều Tiên với nước ngoài là liên doanh với Trung Quốc, còn lại là các liên doanh với Hàn Quốc, Nhật Bản và một số quốc gia châu Âu. Đối với hơn 50.000 công nhân mất việc, Bình Nhưỡng có thể đưa họ quay lại những đơn vị lao động quốc doanh mà họ đã làm việc trước kia.[243]

Sau đó, Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên đồng ý mở lại khu công nghiệp Kaesong, một thỏa thuận về việc khởi động lại hoạt động tại khu công nghiệp Kaesong đã đạt được sau vòng đàm phán lần thứ 7 sau 133 ngày đóng cửa. Một điểm quan trọng là bảo đảm khu công nghiệp Kaesong không bị đóng cửa lần nữa[278] và tiến tới việc mở lại công cuộc khôi phục liên doanh này vì việc khu công nghiệp này tạm đóng cửa cũng gây ra thiệt hại không ít cho cả hai quốc gia. Thỏa thuận mới cũng khẳng định rằng một ủy ban hỗn hợp sẽ được thành lập có liên quan đến việc bồi thường các tổn thất về kinh tế do hậu quả vụ đóng cửa khu công nghiệp Kaesong[279]